Trang chủ
Giới thiệu
Nạp số dư
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký
Open Menu
Trang chủ
Giới thiệu
Danh mục
KGVH Hồ Chí Minh
Kinh tế
Văn hóa xã hội
Địa chí các tỉnh
Tác giả An Chi
GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn
TS. Dương Ngọc Dũng
TS. Nguyễn Thị Hậu
Tác giả Nguyễn Hiến Lê
Bộ sách Trung Quốc
Lịch sử - Chính trị
GS. Nguyễn Phan Quang
TS. Hà Minh Hồng
TS. Nguyễn Đình Thống
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đoàn Công Tính
Nhà văn Mã Thiện Đồng
Lịch sử Đảng bộ
Sức khỏe & Cuộc sống
GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng
GS. TS. Khoa học - BS. Nguyễn Khánh Dư
BS. Đỗ Hồng Ngọc
TS. BS. Nguyễn Thị Minh Kiều
BS. Đào Xuân Dũng
Giáo trình
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Thiếu nhi
Bé học sống bền vững
Dạy con tài chính
Kỹ năng thoát hiểm cho bé yêu
Cùng bé yêu khám phá thiên nhiên
Bé vui khỏe mẹ yên tâm
Trại hè những bí ẩn khoa học
Manga những bí ẩn toán học
Giúp bé trưởng thành
Túi khôn nhân loại
Khám phá cùng bé
Gặp gỡ danh nhân
Ngoại ngữ - Từ điển
Từ điển
Ngoại ngữ
Tốt đời đẹp đạo
Văn học
Văn học Việt Nam
Văn học nước ngoài
Danh tác Việt Nam
Ebook khác
Tủ sách võ thuật (song ngữ Anh - Việt)
Ebook các Nhà xuất bản
NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
NXB Nông Nghiệp
Nhà sách Quang Minh
First News - Trí Việt
Sách trọn bộ
Tin tức
Liên hệ
Quốc hội khóa I (1946) - Chuyện về ngày bầu cử (Tập 1)
Trang chủ
Văn hóa xã hội
Quốc hội khóa I (1946) - Chuyện về ngày bầu cử (Tập 1)
Tìm
Ebook
Tên sách
Tác giả
Dịch giả
Mua ebook
Mua sách in
Quốc hội khóa I (1946) - Chuyện về ngày bầu cử (Tập 1)
7,978 lượt xem
78 lượt tải
15.000 đ
Tác giả
:
Hà Minh Hồng - Trần Thuận (Đồng chủ biên) - Nguyễn Trọng Minh - Trần Đình Ba - Lưu Văn Quyết
Dịch giả
: Chưa xác định
Số trang
: 168
Năm xuất bản
: 2016
Trích đoạn
Mục lục
Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (3-9-1945) đã mở đầu quá trình chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu gấp rút được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm trên đất nước vừa hồi sinh, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” . Từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Trong Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút rằng: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là một kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc” . Ngày 5-1-1946, Người ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu với lý lẽ “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” . Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử sao cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất. Kết quả cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Người. “Ở cả 71 tỉnh thành trong cả nước, 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, phổ biến là 80%, nhiều nơi đạt 95%” ; có 333 đại biểu đại diện cho khối đại đoàn kết ba miền đã được bầu vào Quốc hội; trong đó “57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số”(2). Kết quả này thể hiện rõ sức mạnh của nhân dân, không phụ thuộc bất kỳ một đảng phái, thế lực chính trị nào. 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày bầu cử Quốc hội 6 tháng 1 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi lắng sâu trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam 70 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hòa. Những câu chuyện về ngày bầu cử đầu tiên ấy đã trải qua 70 năm nhưng vẫn được lưu truyền, được kể để nhớ mãi, như cách vua Trần Nhân Tông xưa làm “Người lính già đầu bạc; Kể mãi chuyện Nguyên Phong” …
Ebook cùng danh mục
Các câu hỏi khó về pháp luật lao động
Binh pháp gia truyền thư
Tôn giáo
Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam
Việt Nam sử luận - Góc nhìn đa chiều
Xem thêm
Ebook cùng tác giả
Quốc hội khóa I (1946) - Chuyện về ngày bầu cử (Tậ...
Xem thêm
×
Đăng nhập tài khoản
Tài khoản
Mật khẩu
Nhớ tài khoản cho lần truy cập sau
Quên mật khẩu?
Đăng ký tài khoản mới?