Khoa học chính trị thể chế chính trị các nước Asean

Khoa học chính trị thể chế chính trị các nước Asean

* 13,921 lượt xem * 99 lượt tải

10,000 đ

Tác giả : Nguyễn Xuân Tế

Dịch giả : Chưa xác định

Số trang : 373

Năm xuất bản : 2001

Giá sách in : 00 đ

Trích đoạn Mục lục

Cách đây năm năm, ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là sự kiện chính trị quan trọng thể hiện sinh động đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng ta. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển của Hiệp hội  nói riêng và khu vực nói chung. Tiếp theo đó, cùng với việc Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1998 và Vương quốc Campuchia tháng 4-1999, ASEAN đã mở rộng thành ASEAN-10, bao gồm các nước trong khu vực. Như vậy, ASEAN đã trở thành một tổ chức hoàn chỉnh có vị thế địa chính trị - kinh tế quan trọng, có tiềm năng to lớn và các điều kiện thuận lợi mới để tăng cường hợp tác và ngày càng trở thành nhân tố không thể thiếu đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

         Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 33 (AMM-33) diễn ra ở Băng-cốc, Việt Nam nhận chức Chủ tịch luận phiên một năm Ủy ban Thường trực ASEAN. Trách nhiệm to lớn của chúng ta là phát huy những thành tựu ASEAN đã thu được trong 33 năm qua, kết hợp hài hòa sự phát triển ở từng nước thành viên với sự phát triển chung của Hiệp hội để vừa thúc đẩy quá trình phát triển bền vững, vừa thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên theo tinh thần Tầm nhìn 2020 và chương trình Hành động Hà Nội.

Trước tình hình đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu thể chế chính trị và hệ thống công cụ các nước ASEAN là rất cần thiết.

         Cuốn sách Thể chế chính trị các nước ASEAN ra đời, dựa trên cuốn Thể chế chính trị các nước ASEAN của chúng tôi, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998 và 1999. Cuốn sách này trình bày những vấn đề cơ bản thể chế chính trị 9 nước thành viên ( vì điều kiện nghiên cứu và tư liệu hạn chế, Mi-an-ma chỉ mới được giới thiệu sơ lược)

         Hệ thống chính trị của Việt Nam sẽ được trình bày trong một chuyên khảo khác.

          Do điều kiện tư liệu và thời gian, cuốn sách này không tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến nhận xét của bạn đọc gần xa.

                                                                                             Nguyễn Xuân Tế

                                                                            Tiến sĩ chuyên ngành  Khoa học chính trị.

Copyrights © by sachweb team. All rights reserved