“Gần 100 năm trước, giữa Sài Gòn hoa
lệ, những trí thức người Việt như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An
Ninh, Tân Nam Tử đã đăng đàn diễn thuyết và dùng công cụ báo chí để tranh đấu
cho tự do dân chủ, dân quyền của người Việt và nước Việt dưới sự cai trị của
chính quyền thực dân Pháp. Một đất nước muốn phát triển, muốn độc lập cần phải
lưu tâm đến học thức/học vấn của người dân, hay toàn thể quốc dân. Cho nên, vấn
đề nhận thức về giáo dục, luân lý, đạo đức, lý tưởng trong quốc dân lúc bấy giờ
rất được các nhà cách mạng Việt Nam coi trọng. Diễn thuyết, báo chí vì thế được
các bậc thức giả chọn là công cụ đấu tranh tư tưởng ôn hòa nhằm mục đích khai
dân trí và chấn dân khí/dân tâm. Những tư tưởng văn hóa, chính trị của họ theo
thời gian vẫn còn đó những giá trị thời sự, và được phục dựng/tái hiện trong
hợp tuyển Đạo đức, luân lý Đông Tây
mà độc giả đang cầm trên tay”.
(Nguyễn Quang Diệu)