Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978-2008)

Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978-2008)

* 16,250 lượt xem * 71 lượt tải

16,000 đ

Tác giả : Ngô Hiểu Ba

Dịch giả : Nguyễn Thị Thu Hằng (Dịch) - TS. Dương Ngọc Dũng (Hiệu đính)

Số trang : 209

Năm xuất bản : 2009

Giá sách in : 65,000 đ Mua sách in

Trích đoạn Mục lục

Tôi luôn rất hào hứng với sức mạnh của thị giác. Về một mặt ý nghĩa nào đó mà nói, lịch sử được kết hợp thành xâu chuỗi bởi những khoảnh khắc rất ngắn ngủi. Sau nhiều năm, khi mọi người ngồi nghiền ngẫm lại một thời đại nào đó, trong đầu họ trước tiên sẽ tái hiện một hoặc nhiều khoảnh khắc được gọi là kinh điển. Đây là lí do đầu tiên khiến tôi xuất bản cuốn sách này. Trong bốn năm vừa qua, tôi đứng từ góc độ những diễn biến của nền kinh tế, tập trung vào nghiên cứu và viết bài về lịch sử 30 năm cải cách của Trung Quốc, thành quả của công việc này chính là sự ra đời của tác phẩm Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978 - 2008). Thực ra, nội dung của cuốn sách chính là sự tóm gọn tác phẩm nói trên, tôi đã tóm gọn từ 700.000 chữ xuống chỉ còn 60.000 chữ, thay vào đó, tôi thêm vào hơn 250 hình ảnh minh họa. Ba mươi năm từ 1978 đến 2008 là thời kỳ quan trọng cho sự bứt phá của nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí điều này còn được coi là sự kiện kinh tế toàn cầu được chú ý nhiều nhất trong khoảng thời gian đó. Ngày nay, khi tôi lật xem lại những tấm hình mà mình thu thập được, tôi vẫn ngỡ ngàng vì sự thay đổi to lớn của Trung Quốc, và cứ thế tôi tự hỏi mình, “Có phải hai nước Trung Quốc ấy là một hay không?”, “Giai đoạn lịch sử đó có đúng là do chúng tôi gây dựng lên không?” Trên những tờ khế ước khoán ruộng đất được đóng dấu từ dấu vân tay bằng máu của những người nông dân sống ở thôn Tiểu Cương, tôi cảm nhận được những quyết tâm và cả những lo lắng của họ khi ý niệm cải cách nảy sinh trong đầu; qua những tấm băng rôn in dòng chữ “Kính chào bác Đặng Tiểu Bình” của các sinh viên đại học giăng đầy nơi quảng trường Thiên An Môn, dường như tôi nghe thấy những tiếng hô hào của lịch sử; và qua tấm hình đã mờ cũ có tên “Trương Thụy Mẫn đập tủ lạnh” (tôi và các trợ lí không thể tìm thấy tấm nào rõ ràng hơn thế), tôi như nhìn thấy thật rõ nét những khoảnh khắc hình thành của các doanh nghiệp

Trung Quốc, và còn nữa, qua hình ảnh những gương mặt đang mỉm cười, đang đắn đo, hay đang rạng ngời… chúng tôi khôngthể không kinh ngạc trước sức mạnh vĩ đại của sự thay đổi.Tôi rất thích câu nói của một nhiếp ảnh gia người Nhật Bản, “Khi một sự kiện lịch sử trọng đại nào đó bùng phát, thì những câu chuyện và những nhân vật sinh động nhất, chắc chắn sẽ đứng ở phía sau quảng trường”. Cuốn sách này ghi chép lại họ và những hình ảnh của họ, hầu hết đều là những con người bình thường “đứng sau quảng trường”. Điều đó cũng đã thể hiện nên được những đặc trưng cơ bản của quá trình cải cách ở Trung Quốc trong 30 năm qua, đó chính là “những sáng tạo của dân chúng dựa trên nền tảng tự do” – câu nói này do chính Thủ thướng Ôn Gia Bảo phát biểu. Nhà tư tưởng người Đức – Spengler trong tác phẩm Sự mai một của phương Tây (The decline of the West) đã từng tiên báo rằng “Những nhiệm vụ được an bài sẵn bởi tính tất yếu của lịch sử sẽ do một cá nhân hoàn thành, và có thể sẽ được hoàn thành một cách không tự nguyện. Đối với những người tự nguyện thì số phận sẽ dẫn đường cho họ đi, còn đối với những người không tự nguyện thì số phận kéo lê họ đi”. Quá trình cải cách 30 năm của Trung Quốc dường như cũng chứa đựng tính tất yếu của lịch sử, có những lúc nó hiển hiện một cách mạnh mẽ, rồi sau đó lại bị gián đoạn bởi những sự kiện ngẫu nhiên hoặc tất yếu khác, nhưng nó vẫn luôn tồn tại, tựa như một linh hồn bất diệt. Ngày nay, chúng ta đặt cho linh hồn ấy một cái tên, đó chính là thị trường kinh tế.

Ngô Hiểu Ba

 Viết tại Hàng Châu, 2008

Copyrights © by sachweb team. All rights reserved