Hồn bướm
mơ tiên
- tác phẩm đầu tay, mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng, cũng là tác phẩm
mở đầu cho khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại của trào lưu Tự lực văn đoàn. Tác
phẩm được viết vào năm 1933, sau đó được đăng nhiều kỳ trên báo Phong Hóa. Ngay
sau khi ra mắt, Hồn bướm mơ tiên đã
nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt và cho đến nay, tiểu thuyết được đánh giá
là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng, và tiêu biểu
cho Tự lực văn đoàn.
Ngọc là sinh viên trường Canh nông,
trong dịp nghỉ hè chàng về thăm và ở với ông bác là sư trụ trì chùa Long Giáng. Ở chùa, Ngọc kết thân
với chú tiểu tên Lan, là người có học và tính tình hòa nhã. Qua thời gian tiếp xúc, Ngọc phát hiện ra chú
tiểu Lan thực ra là gái. Cha mẹ Lan mất sớm, nàng ở với người chú và đến
tuổi bị chú ép gả chồng. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của cha mẹ về đạo Phật và
có khuynh hướng xuất gia từ nhỏ nên nàng bỏ nhà trốn đi, cải trang làm nam giới đến xin tu ở chùa Long
Giáng. Khi biết Lan là gái và trong quá trình kết thân, cảm nhận được tính
tình, bản chất tốt đẹp của con người Lan, từ tình
bạn Ngọc chuyển sang tình yêu. Tuy nhiên, vì lòng đã quyết dành cuộc đời mình cho con đường tu hành như đã
hứa với mẹ lúc lâm chung, nên mặc dù
yêu Ngọc, nhưng Lan phải kiên quyết khước từ tình yêu của Ngọc.
Qua mối tình đẹp đẽ, lãng mạn
và cao thượng giữa Lan và Ngọc, Khái Hưng đã thể hiện quan niệm mới, cách cảm
nhận mới về một tình yêu lý tưởng, câu chuyện của những người thật sự yêu nhau
nhưng lại không thể đến được với nhau bởi những rào cản éo lê trong cuộc sống,
nhưng đó mới là cung bậc
đẹp nhất, đúng nghĩa nhất của tình yêu đích thực.