Tác giả
Dịch giả
Số trang
Năm xuất bản
Kể từ thập niên 1960 trở đi, bắt đầu có những nhà khảo cứu như Trần Văn Khải, Vương Hồng Sển, Lê Thương… viết về lịch sử gốc gác của c ải lương, cho đến sau này những nhà nghiên cứu như Sỹ Tiến, Hoàng Như Mai, Tuấn Giang… tiếp tục đào sâu thành những chuyên khảo dày dặn về số trang viết, nhưng cơ hồ vẫn chưa ngã ngũ. Vì phần lớn các nhà đều chép lại từ khẩu sử, truyền miệng và trí nhớ. Tại vì sao? cải lương kể từ khi ra đời, không có “sử quan” để ghi chép lại những ngôn, hành, sự kiện, thành thử kéo dài cho đến ba bốn chục năm sau, người ta mới bắt đầu ghi chép lại dựa vào trí nhớ của mình, trí nhớ của người khác kể lại, hoặc một số những mảnh sự kiện rời rạc mà họ đã bỏ công sưu tập từ lâu.
Chuyên khảo này giới hạn phạm vi khảo sát ở mức độ hẹp, tức là giai đoạn đầu tiên nhất sau khi cải lương ra đời, trình diễn được công chúng hoan nghênh, ái mộ, tiến đến bước đầu văn bản hóa bổn tuồng thành những ấn phẩm mà phát hành, đó là những cứ liệu quan trọng để người nghiên cứu C ải lương thời kỳ đầu nên khảo sát, nhưng trong thời gian qua người ta đã lãng quên nó, hoặc không thực sự coi trọng nó. Nguyên nhân cũng do thiếu thốn tư liệu, qua thời gian gần trăm năm trời, bổn tuồng in ra thành sách rất nhiều, nhưng bàn tay của thời gian thì cấu xé một cách tàn nhẫn, khiến cho nó hầu như bị phân hủy trong môi trường thời gian, chiến tranh cũng góp phần làm mất mát đi biết bao nhiêu tư liệu thành văn của chúng ta . T hư viện dời đổi, mất mát, tủ sách gia đình tản mác, thậm chí là bị thiêu đốt bởi nhiều lý do, không biết bao nhiêu triệu hay chục triệu bản in bổn tuồng ra đời, mà nay không tìm thấy được trên thị trường, may nhờ một số thư viện lớn trong cũng như ngoài nước vẫn còn lưu giữ, để chúng ta ngày nay có cơ hội tiếp xúc mà nghiên cứu.
Trong Phần khảo & luận, tập trung thảo luận những vấn đề về cải lương như “cải lương” là gì, tại sao phải cải lương rồi thành ra nghệ thuật Cải lương? S ự tích ra đời của c ải lương. Những hiểu lầm về “ca ra bộ”, “ca thay phiên”, “hát chập” và “hát chặp”. Thời kỳ đầu, tên gọi của những thuật ngữ chuyên dùng cho cải lương là gì, có giống như chúng ta hiện nay đang sử dụng không? Chúng ta biết gì về “Cải lương Nam Kỳ”, “Cải lương Bắc Kỳ” hay là “nói lối”, về bài bản của cải lương trong thuở ban đầu này như thế nào? Đồng thời, ngoài những thiên nhạc sử viết về lịch sử cải lương của ông Trần Văn Khải, ông Vương Hồng Sển ta còn có thiên nhạc sử Phong trào cải lương (1917 - 1 927) của Lê Thương mà hầu như bị giới nghiên cứu lãng quên không xét đến . Q ua xem xét người viết thấy mảnh sử liệu này cũng góp phần hữu ích cho chúng ta là những người quan tâm đến cải lương hay lịch sử của cải lương nên biết, người viết xin trích lục toàn bộ thiên nhạc sử bị lãng quên đó để góp phần cống hiến tư liệu cho người đọc. Đồng thời, xuất phát từ góc độ nghiên cứu văn bản văn học, thảo luận đôi điều để góp phần khơi dậy tính quan trọng của văn bản bổn tuồng c ải lương, cho thấy bản thân bổn tuồng cũng là một thể tài văn học cần được tiếp cận nghiên cứu như là một đối tượng nghiên cứu văn học.
Trong phần Đề yếu, chủ yếu khảo sát trực tiếp trên bổn tuồng cải lương đã xuất bản về lai lịch soạn giả, nhà in, năm in, nội dung cốt truyện, mà đặc biệt là hệ thống bài bản được soạn giả sử dụng để viết tuồng hát c ải lương, qua đó cho thấy thủ pháp nghệ thuật âm nhạc của soạn giả viết tuồng cải lương, cũng phản ánh được thị hiếu của người coi hát cải lương thích nghe loại bài bản nào, có giống với những tuồng hát cải lương sau này mà chúng ta biết hiện giờ không. Hơn 200 bổn tuồng ra đời trong 10 năm đầu này, mong mỏi sẽ có dịp được chỉnh lý để xuất bản đến tay độc giả và giới nghiên cứu, để đối tượng nghiên cứu có cơ hội tiếp cho giới nghiên cứu tiếp cận, nhiều người tiếp cận nghiên cứu thì góc độ sẽ đa dạng hơn, sẽ nhìn ra được nhiều khía cạnh, vấn đề khách quan hơn là một người.
Ebook cùng danh mục
Ebook cùng tác giả